Chương trình học

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP CHỒI Năm học: 2017-2018

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP CHỒI

Năm học: 2017-2018

I/. ĐẶC ĐiỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

+ Lớp học rộng rãi thoáng mát,đủ ánh sáng, nhà vệ sinh sạch sẽ đủ phục vụ cho trẻ.

+ Được trang bị đầy đủ các đồ dùng,đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dạy cháu như: tivi, máy hát, máy vi tính,máy in,đầu đĩa,tủ ca,tủ bàn chải,tủ thuốc…

+ Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng cháu

+ Biết tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp .

+ Giáo viên vui vẻ,nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công tác nuôi và dạy trẻ.

+  Cháu ăn mặc sạch sẽ, tóc tai gọn gàng khi đến lớp.          

 2.  Khó khăn:

+   Đặc thù của lớp mẫu giáo tư thục là tuyển sinh trẻ thường xuyên nên khó khăn trong việc rèn luyện nề nếp.         

II/. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

I – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:

  • Trẻ trai: Cân nặng đạt 14,4 – 23,5 kg. Chiều cao đạt 100,7 – 119,1 cm.
  • Trẻ gái: Cân nặng đạt 13,8 – 23,2 kg. Chiều cao đạt 99,5 – 117,2 cm.

Bò chui không bị chạm vào vật.

Giữ được thăng bằng trên một chân trong 5 giây.

Chạy đổi hướng theo vật chuẩn.

Ném xa 3m bằng hai tay.

Bật xa 30 – 40 cm.

Cắt được theo đường thẳng.

Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.

Cởi và mặc quần áo.

Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.

 

II – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?...

 Nhận biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người gần gũi.

Phân loại được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.

Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.

Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.

Nhận biết các buổi sáng – trưa – chiều – tối.

Đếm được trong phạm vi 10.

Có biểu tượng về số trong phạm vi 5.

So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn…

Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật.

Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi.

Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình.

Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

 

III – PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu bằng câu đơn, câu ghép.

Đọc thơ, kể lại chuyện diễn cảm.

Kể lại được sự việc theo trình tự.

Chú ý lắng nghe người khác nói.

 

IV – PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI

Chơi thân thiện với bạn.

Thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động...

Thực hiện công việc được giao đến cùng.

Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng.

Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh: giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

 

V – PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

Trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật.

Thích nghe nhạc, nghe hát; chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc; hát đúng, hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích.

Phân biệt âm sắc của một số dụng cụ âm nhạc quen thuộc và biết sử dụng để đệm theo nhịp bài hát, bản nhạc.

Vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy, múa…).

Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.

Biết thể hiện xen kẻ màu, hình trong trang trí đơn giản.

Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.